Thông báo khẩn

Đoàn - Hội khoa Vật lý chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúc các Thầy Cô và các bạn giáo sinh có một ngày lễ đầy ý nghĩa và niềm vui.

Chào mừng bạn đã đến với Bản tin trực tuyến của Đoàn - Hội khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Nếu bạn muốn làm writer, vui lòng liên lạc tolamvienkhoa@yahoo.com.vn

Cùng tưởng niệm nhớ đến bạn Lê Thanh Thuý, học sinh trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TPHCM, Công dân trẻ TPHCM, đã ra đi vào lúc 18h30 ngày 2/11/2007.

Các hoạt động trong khoa đang diễn ra:
- Hội diễn văn nghệ khoa Lý năm 2007
- Giải bóng đá mini nam nữ truyền thống khoa Lý

- Hội nghị Liên Chi hội HSV khoa Vật lý'
- Hội thi "Người giáo viên vật lý tương lai" diễn ra vào lúc 13g ngày 02/12/2007 tại Giảng đường A, 222 Lê Văn Sỹ Q3

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2008

Con người sẽ đổ bộ lên một tiểu hành tinh trước năm 2020

Theo tạp chí Ciel & Espace, con người sẽ đổ bộ lên một trong những tiểu hành tinh trước khi trở lại Mặt Trăng hoặc tìm cách thực hiện một chuyến du hành dài lên sao Hỏa.
Từ vài tháng nay, Cơ quan không gian Mỹ NASA đã nghĩ đến dự án hơi điên cuồng này là đưa người lên một trong vô số thiên thạch đang lướt qua Trái Đất, cách chúng ta vài triệu km.
Sứ mệnh lạ lùng này có thể sẽ được thực hiện trước năm 2020, thời điểm mà Mỹ dự kiến trở lại Mặt Trăng với tàu vũ trụ Orion và tên lửa Ares. Đoàn du hành gồm 2 người sẽ thu thập các mẫu đá trên một trong các thiên thể nhỏ này nhằm tìm những dấu vết về sự hình thành của hệ Mặt Trời. Chuyến du hành lượt đi và về sẽ kéo dài 3 tháng, trong đó có 1 tuần lưu lại trên tiểu hành tinh.
Paul Abell phát biểu: "Chúng tôi có thể dùng tên lửa Ares và tàu vũ trụ Orion, bỏ bớt 2 trong 4 chỗ ngồi, nhờ vậy tăng lượng thực phẩm, nước và oxy cần thiết cho chuyến du hành. Sứ mệnh có thể thực hiện trước năm 2020 nếu sử dụng tên lửa Atlas 5 đã có sẵn. Tất nhiên là với điều kiện không được trì hoãn chương trình Constellation thám hiểm Mặt Trăng được đưa ra cách đây 4 năm bởi Tổng thống Bush và được NASA xem như ưu tiên hàng đầu."
Tuy nhiên, điều trước tiên là phải chọn ra mục tiêu thích hợp. Phải tìm một tiểu hành tinh giống Trái Đất, có quỹ đạo gần tròn quay quanh Mặt Trời và nằm trên cùng mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trời. Để tiết kiệm nhiên liệu, thiên thể này cũng không được quá xa Trái Đất: xa nhất là 7,5 triệu km. Do có rất nhiều tiểu hành tinh, nên đường kính của nó sẽ không vượt quá 100m, tức cỡ một sân bóng bầu dục.

Theo Le Figaro, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào: