Thông báo khẩn

Đoàn - Hội khoa Vật lý chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúc các Thầy Cô và các bạn giáo sinh có một ngày lễ đầy ý nghĩa và niềm vui.

Chào mừng bạn đã đến với Bản tin trực tuyến của Đoàn - Hội khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Nếu bạn muốn làm writer, vui lòng liên lạc tolamvienkhoa@yahoo.com.vn

Cùng tưởng niệm nhớ đến bạn Lê Thanh Thuý, học sinh trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TPHCM, Công dân trẻ TPHCM, đã ra đi vào lúc 18h30 ngày 2/11/2007.

Các hoạt động trong khoa đang diễn ra:
- Hội diễn văn nghệ khoa Lý năm 2007
- Giải bóng đá mini nam nữ truyền thống khoa Lý

- Hội nghị Liên Chi hội HSV khoa Vật lý'
- Hội thi "Người giáo viên vật lý tương lai" diễn ra vào lúc 13g ngày 02/12/2007 tại Giảng đường A, 222 Lê Văn Sỹ Q3

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2007

Dưới chân chúng ta là mùa gì?

Khi trên mặt đất là mùa hạ thì dưới sâu, chẳng hạn cách mặt đất 3 mét, là mùa gì? Bạn tưởng rằng đó cũng là mùa hạ sao? Nhầm rồi! Mùa trên mặt đất và dưới đất không hề giống nhau như nhiều người vẫn tưởng.
Đất dẫn nhiệt rất kém. Ở St. Petersburg, những ống dẫn nước ở dưới sâu 2 mét vẫn không bị đóng băng trong những ngày giá lạnh nhất. Sự thay đổi nhiệt độ trên mặt đất truyền rất chậm tới các lớp dưới sâu, và từ lớp này qua lớp khác cũng vậy. Các đo đạc ở Petersburg cho thấy, dưới sâu 3 mét, lúc nóng nhất trong năm đến chậm 76 ngày so với trên mặt đất, và lúc lạnh nhất đến chậm 108 ngày. Như thế có nghĩa là nếu ngày nóng nhất trên mặt đất là 15/7 thì dưới sâu 3 mét, mãi tới ngày 9/10 mới là nóng nhất. Nếu ngày lạnh nhất là 15/1 thì ở dưới sâu 3 mét, mãi tới tháng 5 (tức là đầu mùa hè) mới là lạnh nhất! Càng xuống các lớp đất sâu hơn, sự chậm trễ càng nhiều.
Xuống sâu lòng đất, sự thay đổi nhiệt độ chẳng những diễn ra chậm, mà còn bị yếu đi, và tới một độ sâu nào đó thì mất hẳn. Trong hầm của đài thiên văn Paris, ở độ sâu 28 mét, có một nhiệt kế đặt từ giữa thế kỷ 19, mà mãi tới ngày nay, qua 150 năm, nó vẫn không hề nhúc nhích, trước sau vẫn chỉ +11,7 độ C. Cho nên, ở dưới sâu lòng đất, không có mùa nào cả. Bao giờ cũng vẫn là một mùa.
Việc nghiên cứu sự thay đổi thời tiết của các lớp đất thực sự rất quan trọng. Nó cho chúng ta hiểu về môi trường sinh thái của ấu trùng và các động vật khác, về sự sinh trưởng của thực vật... Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu rằng, khác với các tế bào lá và thân sinh sản vào nửa năm nóng, các tế bào rễ lại sinh sản vào nửa năm lạnh, và các tổ chức mới sinh của rễ hầu như ngừng hoạt động vào mùa nóng.

Dùng tay tóm được viên đạn???







Trong thời kỳ chiến tranh đế quốc, một phi công người Pháp gặp phải một trường hợp kỳ lạ. Khi đang bay ở độ cao 2 km, anh nhận thấy ở gần ngay trước mặt có một vật nhỏ đang chuyển động. Ngỡ là con côn trùng nào đó, anh đưa tay tóm lấy, và xiết bao kinh ngạc khi thấy trong tay là... một viên đạn của quân Đức!
Mới nghe, bạn có thể cho đó là hoang đường và khó tin lắm, vậy mà điều đó lại hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguyên là vì một viên đạn không phải bao giờ cũng chuyển động với vận tốc ban đầu của nó là từ 800-900m/giây. Sức cản không khí làm nó bay chậm dần và đến khi hết khả năng hoạt động (tức là ở cuối đường đi) thì chỉ bay được 40 m/giây. Mà máy bay cũng bay với vận tốc ấy.
Vậy có thể xảy ra trường hợp, viên đạn và máy bay chuyển động cùng chiều và có vận tốc như nhau. Bấy giờ đối với anh phi công thì viên đạn chỉ là đứng yên hoặc chuyển động chút ít. Lúc ấy phỏng có khó gì mà không tóm được viên đạn bằng tay, nhất là tay lại đeo găng (vì viên đạn chuyển động trong không khí đã bị nóng lên nhiều).

DA:Viên đạn giảm dần vận tốc, vì thế, ở cuối đường bay, tốc độ của nó chỉ còn khoảng 40m/s.

Tong hop

Liệu Archimède có thể nhấc bổng trái đất?

Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên!” -tục truyền đó là lời của Archimède, một nhà cơ học thiên tài thời cổ, người đã khám phá ra các định luật về đòn bẩy. Nhưng bạn có biết muốn nâng một vật nặng bằng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Acsimet sẽ mất bao nhiêu thời gian không? Không dưới ba mươi nghìn tỷ năm!
Có lần Archimède viết thư cho vua Hieron ở thành phố Cyracuse, là người đồng hương và cũng là bạn thân của ông rằng, nếu dùng đòn bẩy, thì với một lực dù nhỏ bé đi nữa, cũng có thể nâng được một vật nặng bất kỳ nào: chỉ cần đặt vào lực đó một cánh tay đòn rất dài của đòn bẩy, còn vật nặng thì cho tác dụng vào tay đòn ngắn. Và để nhấn mạnh thêm điều đó, ông viết thêm rằng nếu có một trái đất thứ hai, thì bước sang đấy ông sẽ có thể nhấc bổng trái đất của chúng ta lên.
Nhưng, giá như nhà cơ học thiên tài thời cổ biết được khối lượng của trái đất lớn như thế nào thì hẳn ông đã không “hiên ngang” thốt lên như thế nữa. Ta hãy thử tưởng tượng trong một lát rằng Archimède có một trái đất thứ hai, và có một điểm tựa như ông đã muốn; rồi lại tưởng tượng thêm rằng ông đã làm được một đòn bẩy dài đến mức cần thiết. Nhưng kể cả khi đã có mọi thứ, muốn nâng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Archimède sẽ phải bỏ ra không dưới ba vạn tỷ năm! Sự thật là như thế đấy. Khối lượng của trái đất, các nhà thiên văn đã biết, tính tròn là:
60 000 000 000 000 000 000 000 000 N
Nếu một người chỉ có thể trực tiếp nâng bổng được một vật 600 N, thì muốn “nâng trái đất” lên, anh ta cần đặt tay của mình lên tay đòn dài của đòn bẩy, mà tay đòn này phải dài hơn tay đòn ngắn gấp:
100 000 000 000 000 000 000 000 lần!
Làm một phép tính đơn giản bạn sẽ thấy rằng khi đầu mút của cánh tay đòn ngắn được nâng lên 1cm thì đầu mút kia sẽ vạch trong không gian một cung “vĩ đại”, dài: 1 000 000 000 000 000 000 km. Cánh tay Archimède tỳ lên đòn bẩy phải đi qua một đoạn đường dài vô tận như thế chỉ để nâng trái đất lên 1 cm ! Thế thì ông sẽ cần bao nhiêu thời gian để làm công việc này? Cho rằng Archimède có đủ sức nâng một vật nặng 600 N lên cao một mét trong một giây (khả năng thực hiện công gần bằng 1 mã lực!) thì muốn đưa trái đất lên 1 cm, ông ta phải mất một thời gian là:
1 000 000 000 000 000 000 000 giây, hoặc ba vạn tỷ năm!
Archimède dành suốt cả cuộc đời dài đằng đẵng của mình cũng chưa nâng được trái đất lên một khoảng bằng bề dày của một sợi tóc mảnh….
Không có một thứ mưu mẹo nào của nhà phát minh thiên tài lại có thể nghĩ ra cách rút ngắn khoảng thời gian ấy được. “Luật vàng của cơ học" đã nói rằng bất kỳ một cái máy nào, hễ làm lợi về lực thì tất phải thiệt về đường đi. Vì thế, ngay như Archimède có cách để làm cho cánh tay mình có được vận tốc lớn nhất có thể trong tự nhiên là 300.000 km/s (vận tốc ánh sáng) thì với cách giả sử quãng đường này, ông cũng phải mất 10 vạn năm mới nâng được trái đất lên cao 1 cm!

[Hướng dẫn]Bình chọn trên mạng cho cuộc thi Nét đẹp sư phạm

HƯỚNG DẪN BÌNH CHỌN

CUỘC THI “NÉT ĐẸP SƯ PHẠM”

TRÊN TRANG WEB PHOTO.TAMTAY.VN

Bước 1: Đăng nhập vào trang http://www.tamtay.com.vn. Click chọn Đăng ký nếu bạn chưa có tài khỏan. Nếu đã có tài khỏan, chọn Đăng nhập và bỏ qua bước 2, 3, 4.

Bước 2: Đọc thể lệ đăng ký và chọn chấp nhận. Sau đó nhập các thông tin được yêu cầu.Chú ý điền đúng mã số xác nhận.


Bước 3: Kiểm tra trong email đã đăng ký để xác nhận đăng ký. Nhấn vào link được gửi trong mail.


Bước 4: Thay đổI password theo ý của bạn. Chọn xác nhận.


Bước 5: Vào địa chỉ sau: http://www.tamtay.vn/?q=image/view/47809

Bước 6: Bắt đầu bình chọn bằng cách chọn số sao (tối đa là 5). Hãy chọn 5 cho bạn Huỳnh Thị Bé Ren, sinh viên lớp Lý 3.

Các bạn hãy bình chọn cho Bé Ren, đại diện nét đẹp khoa Vật lý tại cuộc thi “Nét đẹp sư phạm” năm 2007.

Xem thêm tạI website http://doanhoikhoaly.blogspot.com

[Học tập]Einstein đã đúng


Einstein đã đúng, sao neutron làm xoắn không - thời gian
04/09/2007
Albert Einstein và các nhà văn viễn tưởng đã dự đoán về hiện tượng xoắn không - thời gian xung quanh các sao neutron, thứ vật chất đậm đặc nhất có thể quan sát trong vũ trụ. Và giờ đây là bằng chứng về điều đó.

Hiệu ứng vặn xoắn được mô tả như sau: Hãy hình dung một quả bóng bowling nặng, đặt trên một tấm lưới cao su. Nếu ta xoay quả bóng, nó sẽ kéo tấm cao su quay theo. Tương tự như vậy, khi trái đất quay, nó kéo không - thời gian chuyển động theo mình, mặc dù vô cùng chậm.Các nhà thiên văn của NASA và Đại học Michigan cho biết hiện tượng vặn xoắn được biểu hiện ra dưới dạng những vệt hơi sắt mờ mờ, vắt xung quanh các vì sao.Sudip Bhattacharyya, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện này không phải là hoàn toàn bất ngờ, song nó có ý nghĩa cho việc trả lời những câu hỏi cơ bản của vật lý học.Các sao neutron nặng tương đương với việc nhét cả mặt trời vào một quả cầu có kích cỡ bằng một thành phố. Chính vì vậy, chỉ một vài chén vật liệu của chúng cũng nặng hơn cả núi Everest. Các nhà thiên văn sử dụng những ngôi sao tàn lụi này như là một phòng thí nghiệm tự nhiên để tìm hiểu xem vật chất có thể cô đặc đến mức nào dưới áo suất cực đại mà thiên nhiên có thể có.Trong hai nghiên cứu song song, các nhà thiên văn của NASA và của châu Âu đã quan sát 3 cặp sao đôi neutron. Họ cũng tìm hiểu những dòng phổ của các nguyên tử sắt nóng bỏng đang xoay tít trong một cái đĩa ngay bên ngoài bề mặt của các sao neutron với tốc độ bằng 40% tốc độ ánh sáng.Thông thường, dải phổ đo được của các nguyên tử sắt siêu nóng này sẽ biểu hiện dưới dạng một đỉnh cân xứng. Tuy nhiên, kết quả của nhóm nghiên cứu là một đỉnh xiên, cho thấy có sự vặn méo do hiệu ứng tương đối. Sự chuyển động cực nhanh của khối khí (và lực hấp dẫn mạnh kéo theo) đã khiến cho dải phổ này mờ đi, trượt đến bước sóng dài hơn.

P&Yclub (Theo Tân Hoa Xã, Vnexpress)

[Khoa học]Giải Nobel Vật lý 2007

Từ hiệu ứng ‘Từ trở khổng lồ’ đến bộ nhớ MRAM (Magnetic Random Access Memory)

Vietsciences- Mai Ninh 16/10/2007

Những bài cùng tác giả

Peter Gründberg và Albert Fert

Giải Nobel vật lý năm nay vừa được trao tặng cho hai nhà khoa học Albert Fert và Peter Grünberg qua công trình nghiên cứu về Từ Trở Khổng Lồ. Albert Fert, 69 tuổi, sinh tại Carcassonne (miền nam nước Pháp), là giám đốc một trung tâm nghiên cứu vật lý - liên kết giữa CNRS và THALES - ở Orsay (Pháp) từ năm 1995. Peter Grünberg, 68 tuổi, sinh tại Pilsen, hiện đã nghỉ hưu. Đầu năm nay, Albert Fert và Peter Grünberg đã cùng được trao tặng Japan Prize, một giải thưởng khoa học rất uy tín của Nhật Bản.

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu khám phá này qua bài gửi hội thảo "Einstein" năm 2005 tại Hội An của nhà nghiên cứu vật lý Mai Ninh, đồng thời là một nhà văn quen thuộc với độc giả Diễn Đàn. Bài này đã được tác giả cập nhật.

Hơn mười năm trở lại đây, ngành vật lý vật liệu đã tiến một bước vượt bực với hai khám phá khoa học quan trọng : Tính chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao (high-temperature superconductivity) và Từ trở khổng lồ (giant magnetoresistance, GMR). Cả hai đang và sẽ đem lại cho công kỹ nghệ những ứng dụng phi thường. Đặc biệt là các nghiên cứu về từ trở khổng lồ đã đưa đến những tiến bộ khó tưởng trong khả năng dự trữ thông tin của máy vi tính ngày nay.

Điện tử spin - Từ trở khổng lồ

Nhiều tính chất vật lý của vật liệu có thể thay đổi khi vật ấy được đặt trong một từ trường. Một trong số đó là điện trở của một vật liệu biến đổi theo chiều và cường độ của từ trường áp dụng trên vật liệu ấy. Dòng điện được tạo ra do sự chuyển động của các electron mang điện tích. Trong kim loại, sự chuyển động này thường bị các pha tạp hay khuyết điểm trong hệ thống cấu trúc, và sự kích thích đồng loạt (phonon, magnon) ngăn cản. Điện trở của một vật liệu là khả năng chống lại sự vận chuyển đó. Các điện tích của electron quay quanh chính chúng và tạo nên một moment tên gọi spin. Moment góc của spin là một vectơ có thể hướng theo chiều lên ( ) hay xuống ( ) (up hoặc down, bắc hay nam). Theo ước lược, tuy electron bị đụng chạm khi dòng điện đi qua nhưng khả năng khuếch tán cùng với sự quay chiều của spin vẫn không đáng kể.

Trong một số vật liệu chứa chất manganese (manganite), electron vận chuyển cơ bản giữa các ion manganese (Mn). Những ion này là nguyên tử vốn bị thiếu một hay nhiều electron. Mỗi ion đều có một số electron không lưu động, chúng tạo thành một moment từ nội tại (hay một nam châm) cho ion ấy. Sự di chuyển của electron di động tùy thuộc vào chiều moment từ nội tại lên hay xuống của ion bên cạnh mà electron sẽ va chạm. Hình 1 dưới đây phân biệt các trường hợp khả thể :

Hình 1 : Trạng thái dòng điện tùy theo chiều của spin di động đối với từ độ của ion.

  • nếu spin của electron di động cùng chiều với moment của ion Mn nó gặp, dòng điện sẽ nảy sinh. Vật liệu là chất dẫn điện.
  • nếu spin này ngược chiều với moment từ nội tại của ion Mn tiếp đón nó, thì electron chẳng thể nhảy qua, như vậy dòng điện bị cắt. Đây là trạng thái cản điện.
  • trường hợp thứ ba có thể xảy ra : Khi áp dụng vào chất manganite một từ trường bên ngoài đủ mạnh, tất cả moment từ của các ion có thể bị xoay để quay về cùng một hướng với spin của electron và như thế khiến cho sự chuyển động dòng điện không còn gặp chướng ngại. Đây là một trong những nguyên nhân của hiện tượng ‘‘từ trở khổng lồ’’.


Hiện tượng từ trường có thể làm cho điện trở thay đổi đã được ghi nhận trong các thí nghiệm thực hiện trên những cấu trúc được chế tạo bằng cách luân phiên chồng lớp một kim loại có từ tính với một kim loại phi từ (Hình 2). Khi người ta áp dụng một từ trường lên vật liệu đa lớp (multilayer) ấy thì từ độ của những lớp có từ tính đang ở trạng thái song song đối chiều ( ↑↓ ) sẽ ngả sang trạng thái song song cùng chiều ( ↑↑) Biên độ hiện tượng này có thể lớn gấp hai biên độ đã thấy trước đây trong các kim loại bình thường.

Một thí dụ cụ thể, nổi tiếng : Năm 1988, Albert Fert, khoa học gia về vật lý, huy chương vàng của C.N.R.S. (Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia) Pháp đã khám phá ra từ trở khổng lồ trên vật liệu đa lớp của sắt và chromium, ông nhận ra : Lúc đầu, với một độ dầy nào đó của các lớp chromium, từ độ của các lớp sắt lần lượt hướng theo chiều đối nghịch nhau ; nhưng khi bị một từ trường bên ngoài tác động lên, chúng đã quay cùng chiều và như thế khiến cho điện trở của vật liệu đa lớp này sút giảm mạnh. Từ đấy, nhiều cấu trúc phức tạp khác gọi là van spin (spin valve) được sáng chế và hãng IBM đã chú tâm khai thác trong mục đích tăng gia sự hữu hiệu của các phần tử từ trở, ngỏ hầu ứng dụng vào kỹ nghệ vi tính.

Nếu trước đây, spin của electron không đuợc giới vật lý lưu ý trong các nghiên cứu về hiện tượng chuyển tải dòng điện, thì sau này sự quan tâm tới spin đã mở ra một phạm trù mới cho vật lý hiện đại, cũng là một nhánh mới cho ngành vi điện tử, đấy là ‘‘Điện tử spin’’ (spintronic). Biểu hiện đầu tiên của spintronic là hiệu ứng từ trở khổng lồ phát hiện trong những lớp vật liệu mang từ tính.

Nói đến spintronic, Albert Fert giải thích như sau : ‘‘Điện tử spin khai thác tính chất lượng tử của electron : Chúng ta có thể tưởng tượng spin như một chiếc kim la bàn nhỏ xíu trong electron. Khi mà điện tử thông thường vận hành và hướng dẫn electron bằng cách áp dụng một lực trên điện tích của chúng, thì spintronic tác động trên spin của electron’’.


Hình 2 : Vật liệu đa lớp ; điện trở đo thẳng góc xuyên qua chồng lớp này lệ thuộc vào chiều của spin trong hai vỏ kim loại sắt từ bọc ngoài lớp kim loại phi từ. Trường hợp 1: điện trở yếu vì không có sự phân tán ; trường hợp 2 : các spin đối chiều, điện trở lớn hơn.
Hình 3 : Cấu trúc perovskite lý tưởng : các chuỗi khối tám mặt MnO6 liên kết với nhau ở đỉnh theo ba chiều không gian.

Spintronic dựa trên một số điểm chính sau đây :

  1. Số lượng spin và spin trong vật liệu mang từ tính khác nhau. Chính sự khác biệt này tạo nên sự từ hoá (moment từ vĩ mô) cho vật liệu.
  2. Có hai loại điện tử : dòng electron với spin và dòng electron với spin , chúng cùng song song dẫn điện.
  3. Khả năng khuếch tán của electron lưu động lệ thuộc vào chiều spin so với từ độ của vật liệu.
  4. Chiều dài chuyển tiếp: khi dòng điện truyền đi từ một môi trường có từ tính sang một môi trường phi từ, sẽ xảy ra sự không đồng thuận ở biên giới hai môi trường ấy do số spin và số spin khác nhau trong kim loại từ và bằng nhau trong chất phi từ. Như thế tạo ra một vùng biên giới chuyển tiếp, trong đó tính bất đối xứng của spin giảm dần. Khả năng khuếch tán của electron đi đôi với sự quay chiều spin tuy rất nhỏ nhưng sinh ra một chiều dài chuyển tiếp, còn được gọi là chiều dài khuếch tán của spin.

Đi vào lý thuyết một chút, định nghĩa của từ trở thể hiện theo công thức :

MR = [Δρ/ρ(0)] = [ρ(H) - ρ(0)] / ρ(0)

với ρ(H) là điện trở hay điện trở suất ở một nhiệt độ ấn định, khi có từ trường H ; còn ρ(0) là điện trở khi không có H (H = 0).

Từ trở MR có thể âm hay dương. Từ trở của đa số các kim loại thường nhỏ, chỉ chừng vài phần trăm. Trong những kim loại phi từ nguyên chất hay trong các hợp kim, MR thường mang trị số dương. Với vật liệu mang từ tính, MR có thể âm vì từ trường áp dụng làm biến mất tính cách vô trật tự trong hệ thống xếp đặt các spin.

Ngoài số vật liệu MR đa lớp gồm hai kim loại lần lượt mang tính sắt từ (ferromagnetic) và đối sắt từ (antiferromagnetic) hay phi từ, như sắt và chromium trong khám phá vào năm 1988 của Abert Fert nêu trên, từ trở khổng lồ đã xuất hiện nơi các hạt sắt từ (ferromagnetic granules) phân tán trong những màng kim loại thuận từ (paramagnetic metal films), chẳng hạn như đồng và sắt.

Tiếp theo đó, vào những năm 1993-1995, qua cộng tác chung giữa các hóa học và vật lý gia, tính chất từ trở khổng lồ âm đã được tìm ra trong các ốc-xít chứa chất manganese và kim loại đất hiếm (rare-earth), chúng có công thức hóa học Ln1-xAxMnO3 [Ln = đất hiếm ; A = ion dương, hóa trị đôi như đất kiềm (alkaline earth)]. Vật liệu này có cấu trúc mạng perovskite (Hình 3) : các khối tám mặt (octahedron), mỗi khối có một ion Mn ở giữa và sáu ion oxy ở đỉnh, liên kết với nhau thành chuỗi theo ba chiều không gian. Những ion dương Ln và A ngụ trong khoảng trống tạo bởi các chuỗi khối tám mặt.

Biên độ từ trở khổng lồ của chúng có thể rất lớn, MR của phương trình trên lên đến gần 100%. Do đó nhiều khoa học gia chọn tên ‘‘Colossal magnetoresistance’’ (CMR) để phân biệt với ‘‘Giant magnetoresistance’’ (GMR) đã hiện hữu trong các vật liệu kim loại hạt hay đa lớp. Hình 4 là đường biến thiên theo nhiệt độ của điện trở (ρ) khi từ trường H = 0 Tesla và H = 6 Tesla (hình trên), và của từ trở MR =δρ/ρ(0) (hình dưới), trong chất đa tinh thể La0.8Ca0.2MnO3.

Hình 4

Trong hai vật liệu hạt và đa lớp, cơ chế vật lý đưa đến hiện tượng là sự vận chuyển của các spin phân cực (polarized spins). Đối với những perovskite chứa manganese cũng thế, spin phân cực là nguồn gốc của từ trở khổng lồ âm, nhưng nó khác biệt hẳn với những gì xảy ra trong kim loại đa lớp.

Một trong các nguồn gốc vật lý cơ bản đưa đến từ trở khổng lồ của các ốc-xít manganese Ln1-xAxMnO3 là hiện tượng ‘‘trao đổi kép’’ Zener (double- exchange) giữa hai ion manganese hóa trị ba (Mn3+) và bốn (Mn4+) cùng hiện hữu trong vật liệu, qua trung gian của ion oxy (O2-). Cơ chế trao đổi này (Hình 5) đưa đến sự dời đổi một electron từ vị trí ion Mn3+ (với orbital d ngoài cùng có 4 electron) sang ion oxy trung tâm, đồng thời một electon từ oxy trung tâm này nhảy qua ion Mn4+ (orbital d có 3 electron) bên cạnh, xem như hai ion Mn đã hoán vị :

Mn3+ - O2- - Mn4+ ==> Mn4+ - O2- - Mn3+



Hình 5 : Tương tác ‘‘trao đổi kép’’ giữa 2 cation Mn3+ và Mn4+ với anion oxy trung tâm.

Năng lượng của hệ thống hạ thấp nhất khi spin của hai ion Mn3+ và Mn4+ song song đồng chiều. Phản ứng trao đổi này đưa tới một tình trạng vật lý mới, trong đó sự xếp đặt các spin cho cùng hướng với spin thuộc orbital d của những ion Mn kế bên đã đi kèm với một tăng gia tỷ suất dời đổi của các electron, và như vậy cũng làm tính chất dẫn điện mạnh hơn. Kết luận là muốn làm tăng khả năng dẫn điện cần có những tương tác sắt từ (giữa các spin song song cùng chiều). Cũng nên lưu ý ở đây là trao đổi bên trong nguyên tử mạnh hơn sự hoán chuyển giữa hai ion Mn. Tính cách ‘‘trao đổi kép’’ lệ thuộc rất nhiều vào các tham số của cấu trúc chất ốc-xít, tỉ dụ : góc đo Mn-O-Mn hay tích phân dời chuyển (transfert integral) giữa Mn-Mn.

Bên cạnh gia đình các chất ốc-xít manganese có cấu trúc perovskite Ln1-xAxMnO3, người ta còn tìm thấy từ trở khổng lồ trong một gia đình ốc-xít khác với công thức hoá học Tl2Mn2O7. Các chất này có cấu trúc tên pyrochlore (Hình 6), phức tạp hơn cấu trúc perovskite, tuy nguyên tử manganese vẫn ở trong khối tám mặt nối liền với nhau qua các nguyên tử oxy, nhưng nếu góc đo Mn-O-Mn trong perovskite gần 180° thì ở pyrochlore góc này nhỏ hơn, khoảng 134°. Nguyên tử thallium (Tl) nằm trong vòng sáu cạnh hợp bởi các oxy.


Hình 6 : Cấu trúc pyrochlore : vị trí các ion Tl, O và cách liên kết các khối tám mặt MnO6 qua các oxy ở đỉnh của khối.

Vì Tl2Mn2O73+ cũng chứa chất từ manganese, nên ban đầu người ta tin rằng nó sẽ có sự ‘‘trao đổi kép’’ Mn/Mn4+ và đưa đến tính sắt từ như trong trường hợp của perovskite. Tuy nhiên, những phân giải cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ neutron trên chất pyrochlore có từ trở khổng lồ đã cho thấy chỉ có ion Mn4+ hiện hữu trong vật liệu, còn ion Mn3+ hoàn toàn vắng bóng.

Như thế, nguồn gốc của từ trở khổng lồ trong pyrochlore không do ‘‘trao đổi kép’’ mà dựa trên một cơ chế điều khiển bởi tương tác từ kiểu ‘‘siêu trao đổi’’ trong mạng của Mn và oxy (Mn-O), cùng với tương tác này còn có tác dụng của tính dẫn điện phát xuất từ sự hoà trộn các trạng thái hoá trị của ion thallium. Hình 7 dưới đây trình bày các kiểu ‘‘siêu trao đổi’’ trong trường hợp góc của tương tác ‘‘ion dương–ion âm–ion dương’’ (cation-anion-cation) là 180°. Tương tác này nảy sinh nhờ vào orbital (pσ) của anion đã giao phủ với orbital eg trống (không có electron) và các orbital t2g + eg đầy phân nửa (chỉ chứa đựng ½ số electron khả thể trong orbital) của hai cation.

Đương nhiên, ngoài những yếu tố nêu trên còn nhiều định luật và tham số vật lý khác đưa đến hiện tượng từ trở khổng lồ.



Hình 7: Các kiểu ‘‘siêu trao đổi’’ 180° giữa cation – anion – cation.

  1. tương tác đối sắt từ mạnh;

  2. tương tác đối sắt từ yếu;

  3. tương tác sắt từ yếu;

  4. orbital eg hướng về anion và orbital t2g, cả hai cùng đầy phân nửa;

  5. orbital t2g đầy phân nửa nhưng orbital eg trống.


Từ trở do hiệu ứng đường hầm

Đến năm 1995, vai trò của điện tử spin càng được củng cố hơn nữa nhờ một hiện tượng vật lý tương tự được phát hiện, đó là ‘‘từ trở do hiệu ứng đường hầm’’ (tunneling magnetoresistance TMR). Jean Moodera là người lần đầu tiên tìm ra hiệu ứng đường hầm lệ thuộc vào spin, ở nhiệt độ bình thường. Trong hình thức đơn giản nhất, cầu nối đường hầm có từ tính (magnetic tunnel junction MTJ) là một vật liệu ba lớp gồm có một màng rất mỏng cấu tạo bằng chất cách điện hay chất bán dẫn (độ dầy chừng 2 nm = 2.10-9 m) ép giữa hai lớp sắt từ. Khi một hiệu thế được áp dụng giữa hai lớp sắt từ ấy (xem là 2 điện cực), sẽ phát sinh một dòng điện chạy qua lớp cách điện nằm giữa, lớp này mang tên hàng rào đường hầm. Sự hiện hữu của dòng điện đó là một trong những hậu quả kỳ lạ của thuyết lượng tử. Điện trở của một MTJ tùy theo chiều những moment từ của hai điện cực; nó lớn nhất khi các moment đó song song cùng chiều và nhỏ nhất khi chúng trái chiều. Như thế, từ trở do hiệu ứng đường hầm chẳng những lệ thuộc vào sự bất đối xứng của các spin trong hai lớp sắt từ mà còn thay đổi theo cấu trúc điện tử của màng cách nhiệt, và theo bản chất của sự giao tiếp điện tử ở vùng giao thoa cách điện - kim loại.


Ứng Dụng Công Kỹ Nghệ - Bộ nhớ MRAM

Lâu nay những phương pháp dùng để đo dò các từ trường, nhất là từ trường cường độ yếu đã có rất nhiều và đa dạng. Với điện tử spin, những cách thức hiệu nghiệm mới được phát minh, đó là bộ máy có khả năng dò bắt từ trường một cách thật nhạy bén.

‘‘Hiệu ứng từ-trở’’ đã được dùng để chế tạo các đầu đọc/ghi của đĩa cứng trong máy vi tính hiện thời. Để nhanh chóng đạt tới những thông tin chứa trong đĩa cứng, máy vi tính phải có nhiều đầu đọc. Mỗi lần một thông tin (bit) đi qua, đầu đọc ‘‘nhìn thấy’’ một cực bắc hay một cực nam, cực này tạo thành từ trường. Tùy theo bản chất nam hay bắc của cực, bit thông tin nhị phân sẽ là 0 hay 1. Mỗi bit xem như một nam châm trong đĩa cứng; một đĩa 40 GigaOctet đựng ít nhất 8*40*109, tức là khoảng vài trăm tỉ, nam châm. Khi chúng ta mở máy vi tính, máy sẽ đọc một số nhu liệu trên đĩa và đem chúng vào các bộ nhớ RAM (Random Access Memory), thời gian đạt tới bộ nhớ RAM làm bằng chất bán dẫn rất nhanh (cỡ 1 phần trăm triệu giây đồng hồ). Tuy vậy, bộ nhớ RAM dễ tiêu tan, tất cả các thông tin dự trữ trong nó sẽ biến mất ngay khi chúng ta tắt máy.

Ngày nay, nhờ từ trở khổng lồ cung cấp khả năng dò được rất nhạy các từ trường thật nhỏ, đã phát sinh khi máy vi tính ghi ký hiệu vào đĩa, kích thước ký hiệu được giảm thiểu và mật độ thông tin chứa đựng trong đĩa cứng tăng lên khoảng 100 lần. Tuy thế, Albert Fert cho rằng khả năng ấy của từ trở khổng lồ có giới hạn, nó chỉ có thể đưa đến mật độ tối đa là 20 giga-bit cho một cm vuông trên đĩa. Và ông có niềm tin là ‘‘từ trở do hiệu ứng đường hầm’’ sẽ đem lại những ứng dụng có tiềm thế cho ngành vi điện tử. Bằng phương thức giữ y nguyên moment của một trong hai màng sắt từ và thay đổi chiều của màng thứ nhì, hiệu ứng MTJ có thể đưa tới hai loại điện trở, một với mô hình spin đồng chiều và một khác chiều, điều ấy cho phép máy vi tính ghi vào đĩa trạng thái 0 và trạng thái 1, mà không bị mất năng lượng. Hiện tượng đường hầm làm cho từ trở của vật liệu biến thiên mạnh ở nhiệt độ bình thường, trong trường hợp từ trở khổng lồ độ biến thiên ấy ba lần lớn hơn. Điều này đã được áp dụng để chế tạo ra bộ nhớ điện tử mới là MRAM (Magnetic Random Access Memory). Ưu điểm của bộ nhớ MRAM, so với RAM, là nó tích trữ các thông tin một cách thường trực. Nhờ đó, không cần phải lưu trữ một số chương trình trên đĩa khi máy tắt và nạp lại lúc mở ra ; máy sẽ khởi động mau chóng và tránh được rất nhiều việc bị mất những dữ liệu. Các bộ nhớ MRAM cũng tiêu thụ ít điện hơn, do đó dùng MRAM sẽ tăng tuổi thọ các ắc-quy của máy vi tính và điện thoại di động.


Viễn Cảnh

Nhóm nghiên cứu Nhật bản AIST đã cho biết họ dùng hệ thống phun để sản xuất một MRAM với khả năng dự trữ lên tới giga-bit.

Trên nguyên tắc, giai đoạn tiếp nối sau MRAM là làm thế nào đem các vật liệu có từ tính và chất bán dẫn vào cùng trong một cấu trúc tạp chủng (hybrid), với mục đích chế tạo được vật liệu vừa mang đặc tính của chất từ để thu dữ liệu, vừa có khả năng điều động các tín hiệu điện tử và quang học của chất bán dẫn. Phối hợp được các phận sự ghi nhớ, giao hoán và giải quyết luận lý trên cùng một mạch tích hợp là cánh cửa mở ra một thế hệ mới của các chất liệu điện tử và điện-quang hiện đại tân tiến.

Viễn cảnh lâu dài của ngành khoa học điện tử spin là phát minh ra một máy vi tính lượng tử. Máy này sẽ hoạt động với tốc độ cực nhanh, nó không dùng những thông tin nhị phân như hiện thời, các dữ kiện sẽ được chuyển tải bằng hàm số sóng hay các ‘‘vật lượng tử’’ khác.

Đó là nói về tương lai, còn hiện giờ đề cập đến tác dụng công trình nghiên cứu của mình trên đời sống hằng ngày, Albert Fert chỉ giản dị nói với các thanh thiếu niên đã may mắn bắt gặp người đoạt giải Nobel 2007 giữa đường phố hôm qua (09/10/2007) : ‘‘Nếu các bạn đang nghe được nhạc với máy MP3, đấy là nhờ chút gì vào công việc tôi đã làm’’.

[Hoạt động]Giải bóng đá mini nam nữ khoa Lý năm 2007 chính thức khai mạc

Chủ nhật ngày 28/10, giải bóng đá mini nam nữ truyền thống khoa Lý năm 2007 đã chính thức bắt đầu bằng trận đấu giữa lớp 2CN và 3CN. Giải vẫn đang tiếp tục diễn ra vào các ngày trong tuần này và tuần sau. Hãy hỏi BTCĐ của bạn để biết lịch thi đấu.

Kết quả giải bóng đá mini nam nữ và lịch thi đấu.
Hình ảnh giải bóng đá mini nam nữ.

[Hoạt động]Hình ảnh giải bóng đá




Thứ Hai, 29 tháng 10, 2007

[Tin tức]Hình ảnh mới nhất của Bé Ren

Những hình ảnh mới nhất của thí sinh Bé Ren, đại diện khoa Vật lý tại cuộc thi Nét đẹp sư phạm, đã xuất hiện. Hãy nhanh tay bình chọn cho Bé Ren tại http://photo.tamtay.vn

Xem bài hướng dẫn cách bình chọn tại đây.



[Hướng dẫn]Quy ước viết bài

Chào các bạn, để việc viết bài được thống nhất và dễ dàng hơn, chúng ta cùng nhau thống nhất một số quy ước nhé!

1. Bản quyền: Các bạn có quyền trích đăng, góp nhặt tài liệu ở đâu cũng được nhưng hãy chú ý ghi rõ nguồn tài liệu các bạn trích dẫn. Các bạn có thể ghi riêng phần tài liệu tham khảo hoặc ghi dưới bài viết cũng được. Yêu cầu: có tên tác giả, tên website hoặc sách, đường dẫn đến website (dạng đầy đủ).

2. Tựa bài: Viết mục phân loại vào dấu [ ] để dễ theo dõi. Ví dụ: nếu bạn đăng trong phần tin tức thì đặt [Hoạt động], nếu phần giải trí thì đặt [Giải trí].

3. Nhãn: Các bạn hãy điền nhãn càng nhiều càng tốt để sau này dễ tìm kiếm. Ví dụ: nếu bạn viết về chương trình văn nghệ khoa lý năm nay, bạn có thể đặt các nhãn sau: hoạt động, văn nghệ, năm học 2007 - 2008; nếu bạn đăng hình và video clip một buổi sinh hoạt của lớp lý 3, bạn có thể đặt các nhãn: video clip, hình ảnh, hoạt động, k31, sinh hoạt.

Hi vọng các bạn sẽ cùng đóng góp cho quy ước này.

Cách nhìn thấy không khí ????

Mở một chiếc hộp không, nhìn vào bên trong không thấy gì,bạn nói bên trong hộp là rỗng, là không có gì. Chúng ta uống hết nước trong một cốc nước, cũng nói đó là chiếc cốc không. Kỳ thực như vậy là không chuẩn xác. Trong chiếc hộp và chiếc cốc đều chứa đầy không khí mà với mắt thường chúng ta không nhìn thấy. Có cách nào để nhìn thấy không khí không? Đầu tiên xin giới thiệu một cách đơn giản nhất: Lấy một chậu thuỷ tinh, đổ nước vào chậu. Lật ngược một chiếc cốc, úp miệng xuống mặt nước trong chậu và ấn xuống phía dưới. Bạn sẽ thấy chỉ có một lượng nhỏ nước tràn vào trong cốc. Vậy cái gì đã ngăn cản nước không tiếp tục ùa vào trong cốc? đó là không khí! Không khí chiếm cứ không gian trong cốc. Hiện tượng này cho “thấy” được không khí ở trong đấy Mùa xuân, mặt trời ấm áp chiếu trên cánh đồng trên thềm nhà…, bạn có nhìn thấy gì không? Nếu bạn quan sát tỉ mỉ một chút thì sẽ thấy ở các nơi đó có cái bóng mờ mờ ảo ảo của không khí nóng bốc lên đấy. Buổi tối trên bàn đặt một ngọn nến, chiếu lên tường. Phía trên bóng của ngọn nến có bóng màu nhạt, không ngừng lay động thì đó chính là bóng của luồng không khí nóng đấy.Vì sao trong các trường hợp trên, không khí lại thoát cái “áo tàng hình” của nó vậy? Đó là nhờ “nhiệt”. Khi đồng thời tồn tại không khí nóng và không khí lạnh thì do khối lượng riêng của chúng là khác nhau, nên tốc độ truyền của không khí lạnh và trong không khí nóng cũng khác nhau: ở trong không khí nóng, tốc dộ truyền nhanh hơn một chút. Đối với ánh sáng thì không khí nóng, không khí lạnh là hai chất trong suốt không giống nhau. ánh sáng đi giữa bề mặt phân cách giữa chúng sẽ phát sinh khúc xạ. Điều này cũng tưng tự ánh sáng bị khúc xạ ở chỗ mặt phân cách giữa không khí và thuỷ tinh; thuỷ tinh tuy trong suốt, nhưng dưới nắng chiếu vẫn có bóng. Trong thực nghiệm trên, ánh sáng chiếu ra từ chiếc đèn pin, do một phần ánh sáng bị khúc xạ bởi không khí nóng phía trên ngọn lửa nến, nên không tiếp tục hướng thẳng mà lệch theo hướng khác, làm cho ánh sáng chiếu lên tường có chỗ nhiều, có chỗ ít, và do vậy làm xuất hiện một số bóng mờ mờ. Cái bóng mờ mờ của không khí thì có giúp gì cho chúng ta không? Xe ô tô, máy bay, ho tiễn, viên đạn… đều chuyển động trong không khí(h .v). Chúng khuấy động không khí, hình thành vực xoáy, dòng xoáy. Dòng xoáy không khí này lại tác động lên chuyển động các vật; nhưng cũng chính nhờ dòng xoáy này che không cho ta nhìn thấy chuyển động của vật. Nếu có thể nhìn thấy thì chúng ta sẽ biết xem nên cải tiến như thế nào vật chuyển động để giảm trở lực của không khí. Lợi dụng phưng pháp tương tự như đã trình bày ở trên thì có thể “nhìn” thấy bóng của không khí. Các nhà khoa học cũng đang làm như vậy và họ đã từ bóng mờ mờ của không khí mà nhận ra được rất nhiều thứ cần thiết.

Vị của những tảng băng ở Nam Cực ra sao

Bánh sữa: Dùng sữa bò và đường làm bánh sữa. Sau khi phối trộn đều, cho chúng vào tủ lạn để làm đông kết 1-2 giờ. Kết quả thực nghiệm sẽ ra sao? Cũng có thể bạn cho rằng sẽ có bánh sữa xốp, ngon miệng để đãi bạn bè. Nhưng thứ bày ra trước mặt bạn lại chẳng giống bánh sữa, mà chẳng giống kem que, trên bề mặt là những sợi băng trắng, phía dưới là sữa vẫn chưa đông kết tốt, chẳng hề giống bánh sữa được bán tí nào cả! Hãy nếm thử các sợi băng xem có vị gì? Rất nhạt! Đó chính là kết luận cần phải có ở thực nghiệm này của chúng ta. Vì sao những sợi băng trên mặt lại không có vị ngọt? Do nước kết băng thì có khung hướng đẩy ra những thứ gì lạ, khác với nó. Khi kết băng, phân tử nước đẩy ra đường và sữa. Bánh sữa đích thực, trong quá trình sản xuất phải không ngừng được khấy trộn, nếu bạn không ngừng khấy trộn thì cũng có thể chế ra bánh sữa ngon. Đương nhiên, nhiệt độ rất thấp cũng là một điều kiện để chế được bánh sữa. Bạn có lẽ chưa tới Nam Cực, nhưng từ thí nghiệm này, bạn có thể nghĩ ra vị của những tảng băng ở Nam Cực ra sao không? Nước biển khi kết băng, các phần muối trong nước cũng bị đẩy ra, chuyển về nơi có nhiệt độ cao. Nhiệt độ của nước biển cao hơn nhiệt độ của núi băng, cho nên khi kết băng, phần muối trong băng cũng chuyển về hướng nước biển. Lực hấp dẫn của Trái đất cũng là một nhân tố quan trọng; muối chứa trong nước biển dưói tác dụng của trọng lực sẽ dần dần di chuyển xuống phía dưới. Cho nên, băng ở Nam Cực là nhạt. Băng có vị nhạt không phi là một sớm một chiều đã hình thành, mà trải qua năm này, tháng khác mới dần dần đẩy ra muối từ bên trong nó. Thường là băng đông kết một năm thì tan ra có thể dùng làm nước phục vụ cho ăn uống. Băng đã kết càng lâu năm thì càng giảm lượng muối

Những con tàu chìm xuống tới đâu?

Người ta thường cho rằng các con tàu đắm không chìm xuống đến đáy biển mà lơ lửng bất động ở một độ sâu nào đó, do ở đây, nước bị nén đặc tới mức không cho vật chất lọt qua. Các nhà khoa học đã chứng minh điều đó là sai lầm.Ý nghĩ rằng nước dưới sâu rất đặc cũng có một số căn cứ, bởi vì áp suất của nước dưới sâu quả thật rất lớn. Ở độ sâu 10 m, nước ép vào vật nhúng trong nó với một lực 10N trên 1cm2. Ở độ sâu 1.000 mét, lực ép đó là 1.000 N. Đại dương có những chỗ còn sâu tới mấy cây số (như vũng Marian ở Thái Bình Dương sâu trên 11 km). Qua đó có thể thấy ngay là ở những nơi sâu như thế, nước và những vật chìm trong nước phải chịu một áp suất vô cùng lớn. Nếu dìm một cái chai rỗng có đậy chặt nút xuống một nơi khá sâu rồi lại mang nó lên thì bạn sẽ thấy, áp suất của nước đã đẩy nút chai chạy tọt vào trong và chai chứa đầy nước.Qua đó, tự nhiên chúng ta sẽ nghĩ rằng có lẽ áp suất lớn như vậy nhất định sẽ dồn ép nước ở dưới sâu sát lại đến nỗi ngay những vật nặng cũng không thể dìm ở trong đó được, giống như một quả cân sắt không thể chìm trong thủy ngân vậy.Nhưng thật ra, những ý nghĩ đại loại như thế hoàn toàn sai lầm. Thí nghiệm cho biết, cũng giống như tất cả các chất lỏng nói chung, nước rất ít bị nén lại. Dưới áp suất 10N/cm2, nước chỉ bị nén lại cả thảy 1/22.000 thể tích của nó mà thôi. Và cứ mỗi lần áp suất tăng lên một lượng như vậy, thì nó cũng chỉ nén chừng ấy mà thôi.Nếu muốn nén nước đến mức để sắt không chìm ở trong nó thì cần phải tăng trọng lượng riêng của nước lên 8 lần. Thế nhưng muốn tăng trọng lượng riêng của nước dù chỉ lên 2 lần thôi, nghĩa là rút nhỏ thể tích đi một nửa, thì cần phải một áp suất 110.000 N/cm2 (với giả thuyết rằng dưới áp suất lớn như vậy, nước cũng vẫn co vì nén như đã nói ở trên). Một áp suất lớn như vậy thì chỉ ở nơi biển sâu 110 km mới có được!Từ đó có thể thấy rằng, nước dưới biển sâu hầu như không bị dồn nén lại. Ở nơi sâu nhất, trọng lượng riêng của nước cũng chỉ có thể tăng được 1.100/22.000, nghĩa là lớn hơn trọng lượng riêng của nước thường cả thảy là 1/20 hoặc 5% thôi. Mà điều này dường như không ảnh hưởng tới điều kiện nổi của các vật thể khác nhau trong đó.Hơn nữa, những vật rắn nhúng vào trong loại nước như thế cũng phải chịu áp suất ấy, do đó cũng bị nén lại. Vì vậy không còn một chút nghi ngờ gì nữa, hễ thuyền đắm là chìm một mạch xuống tận đáy biển. Hay như Gion Meray nói: “Vật nào đã chìm trong một cốc nước, tất phải chìm xuống tận đáy biển, kể cả nơi sâu nhất”.

[Tin tức]Lớp Lý 3 có một đại diện vào vòng bán kết hội thi "Nét đẹp sư phạm"

Tin mới nhận trưa nay: sau một đêm thi hồi hộp và đầy căng thẳng với 2 phần thi trắc nghiệm kiến thức và trình diễn áo dài, bạn Huỳnh Thị Bé Ren - lớp Lý 3 - đã xuất sắc vượt qua 370 thí sinh để được lọt vào vòng 21 thí sinh với tổng số điểm 98 điểm.
Các bạn thí sinh khác của khoa Lý, dù không đạt kết quả như ý nhưng đã để lại ấn tượng đẹp cho người theo dõi về một khoa Lý không chỉ học chăm chỉ, không chỉ lì, không chỉ chịu chơi mà còn duyên dáng, dễ thương nữa. Xin chúc mừng các bạn đã vượt qua chính mình và hoàn thành tốt phần thi của mình.
Được biết, ở vòng 21 người, các thí sinh sẽ phải trải qua các phần thi khó khăn như: ẩm thực, mở đầu bài giảng, trình diễn trang phục... Chúng ta cùng hồi hộp ủng hộ và cổ vũ cho bạn Bé Ren - đại diện cho vẻ đẹp Vật lý còn lại tại cuộc thi - làm tốt phần thi của mình.
Theo thông tin từ BTC, ngay từ chiều ngày 29/10, các bạn đã có thể tham gia bình chọn cho các thí sinh tại trang web www.tamtay.com.vn. Thể thức bình chọn sẽ được hướng dẫn chi tiết. Nếu bạn là khoa Lý, hãy bầu cho Bé Ren!
Tiểu sử, hình ảnh cùng những lời tâm sự của Bé Ren sẽ được cập nhật vào các buổi sau.

Kết quả xổ số gây quỹ chương trình "Vì Trường Sa thân yêu" lần 4 năm 2007

Kết quả xổ số gây quỹ chương trình "Vì Trường Sa thân yêu" lần 4 năm 2007

+ Thời gian và địa điểm đổi vé trúng thưởng (xem trên tờ vé số)

- Thời gian trả thưởng: từ ngày 29/10/2007 đến ngày 30/11/2007.

+ Buổi sáng từ 8g00 đến 11g30

+ Buổi chiều từ 13g30 đến 18g00.

- Địa điểm: Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số 1 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

+ Trả thưởng từ Giải 1 đến Giải 3: Số 05 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Quận 1.

+ Chú ý: các bạn có thể liên hệ đ/c Phong (VP Đoàn trường) để đổi vé.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

[Học tập]Lực li tâm- Vẫn còn nhiều nhầm lẫn

Lực li tâm- Vẫn còn nhiều nhầm lẫn.
Thật sự mà nói thì tớ thấy còn nhiều hs thậm chí cả giáo viên vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm lực li tâm-lực hướng tâm trong chuyển động tròn . Đối với mọi chuyển động tròn, hoặc thậm chí vòng cung thì vai trò của lực hướng tâm đều giống nhau nên ta bàn về chuyển động tròn đều ở đây để cho các bạn dễ hiểu nhé
* Xét 1 vật chuyển động tròn đều:

ĐL2 Newton:
F=m.a (1),

a=dV/dt (deltaV/detat) (pt vector).
-Trong chuyển động tròn đều thì V =const, chỉ có hướng của vector vận tốc V là thay đổi. Vector dV luôn có hướng vào tâm quỹ đạo tròn ( vẽ hình ra sẽ thấy dễ hiểu hơn) nghĩa là gia tốc "a" hướng vào tâm. Do đó hợp lực F tác dụng lên vật có chiều hướng vào tâm của quỹ đạo để giữ cho vật chuyển động tròn (tức là gây cho nó 1 gia tốc a). thành phần Fht này được gọi là lực hướng tâm.
+ Đặc điểm của lực hướng tâm :
- Là ngoại lực tác dụng lên vật có phương hướng tâm.
- Lực hướng tâm chỉ làm thay đổi chiều chuyển động, không làm thay đổi độ lớn vận tốc.
- Lực hướng tâm không sinh công vì phương của lực luông vuông góc với phương chuyển động ( FxS=0)
+ Ví dụ:
1 ô tô chuyển động trên quỹ đạo tròn thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng hướng tâm, ngoài ra nếu mặt đường nghiêng thì có thêm 1 phần của trọng lực nữa.
+ Đối với các chuyển động cong hoặc tròn ko đều thì lực tác dụng lên vật F sẽ phân tích đựoc thành 2 thành phần:
Tiếp tuyến và hướng tâm F =Fht + Ftt.
Thành phần Fht có vai trò làm thay đổi phương của vận tốc tương tự như trên.
* Lực quán tính li tâm:
-Ở đây lực li tâm được gọi là lực quán tính li tâm là bởi vì nó là lực ảo, và chỉ xét trong hệ qui chiếu (HQC) không quán tính.( HQC ko quán tính là hệ qui chiếu chuyển động có gia tốc đối với trái đất.)
-Trong 1 HQC ko quán tính chuyển động với gia tốc là "a" đối với mặt đất thì ta phải xét thêm 1 lực tác dụng lên vật đó là lực quán tính:
Fqt = -m.a (ngược chiều với gia tốc a).

-Xét HQC chuyển động tròn cùng với vật, khi đó vật sẽ đứng yên trong hệ qui chiếu này và hợp lực tác dụng lên vật có thêm lực quán tính li tâm.
PT ĐL 2 Newton:
F(ngoai lực) + F(li tâm) =0 (2)

Ta thấy rằng pt (1) và (2) hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ ta đã quan sát vật trên 2 hệ qui chiếu khác nhau, và bản chất của lực hướng tâm và li tâm là khác nhau.
+ ví dụ :
Trong HQC chuyển động tròn thì chiếc ô tô sẽ đứng yên. Gia tốc hướng tâm có độ lớn
a = mv^2/R

--> F(li tâm)=mv^2/R.

ô tô đưng yên khi F(li tâm)>=Fms trượt (vì ma sát nghỉ cực đại =ms trượt). Tức là nếu vận tốc lớn tới mức nào đó thì ô tô sẽ bị văng khỏi đường.
*Note:
Nhiều bạn đôi khi thấy khó hiểu và nhầm lẫn giữa 2 lực này vì nó có cùng điểm đặt lên vật nhưng lại ngựoc chiều nhau. Vấn đề là bản chất 2 lực khác nhau 1 lực là thành phần của ngoại lực còn lực kia là lực ảo chỉ xét trong HQC ko quán tính

[Hoạt động]Hình ảnh giải Cầu lông khoa Vật lý năm 2007



Các trận đấu luôn diễn ra sôi nổi và căng thẳng.

Niềm vui sau khi chiến thắng trận đầu tiên.

Các cổ động viên cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho một buổi cổ vũ sôi động.

Lắng nghe trọng tài phổ biến điều lệ thi đấu

BTC đã chuẩn bị hết sức chu đáo cho giải đấu diễn ra tốt đẹp
Ngày 27/10, giải cầu lông khoa Lý năm 2007 đã diễn ra tại NTĐ Lê Hồng Phong với sự tham gia của 10 Chi đoàn. Kết quả:
Nhất đơn nam: Lý 4A
Nhất đơn nữ: Lý 2CN
Nhất đôi nam: Lý 4A
Nhất đôi nữ: Lý 2BT-LA
Nhất đôi nam nữ: Lý 4A
Trong đó, nổi bất có bạn Nguyễn Hà Nam (Lý 4A) đạt 3 giải nhất (đơn nam, đôi nam, đôi nam nữ).
Giải đấu đã được tổ chức thành công với sự tham gia và cổ vũ nhiệt tình của hơn 200 lượt SV, góp phần cổ vũ phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong khoa.
Sau đây là một vài hình ảnh về ngày thi đấu.

Blog hay!

Những ai muốn mình hoạt động đoàn, hội hiệu quả hơn nữa…Xin giới thiệu đến các bạn Blog của một bí thư năng nỗ nhất trường Đại Học Duy Tân _ Đà Nẵng…. (Nếu không vừa lòng cũng mong mọi người bỏ qua cho hen)! http://blog.360.yahoo.com/blog-oBIi.Zs6c6lQmI9CzRODffEkvPm9dnewOtDu.w--?cq=1

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2007

[Học tập]Chào Mừng Ngày Vật Lý Của Trường Đai Học Sư Phạm Tp.HCM

Tên bài: Công nghệ nano
Đọc là công nghệ nanô, (
tiếng Anh: nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanômét (nm, 1 nm = 10-9 m). Ranh giới giữa công nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano. Công nghệ nano bao gồm các vấn đề chính sau đây:
Cơ sở khoa học nano
Phương pháp quan sát và can thiệp ở qui mô nm
Chế tạo vật liệu nano
Ứng dụng vật liệu nano
Phân loại vật liệu nano
Vật liệu nano là
vật liệu trong đó ít nhất một chiều có kích thước nano mét. Về trạng thái của vật liệu, người ta phân chia thành ba trạng thái, rắn, lỏngkhí. Vật liệu nano được tập trung nghiên cứu hiện nay, chủ yếu là vật liệu rắn, sau đó mới đến chất lỏng và khí. Về hình dáng vật liệu, người ta phân ra thành các loại sau:
Vật liệu nano không chiều (cả ba chiều đều có kích thước nano), ví dụ,
đám nano, hạt nano...
Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano, ví dụ,
dây nano, ống nano,...
Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano, ví dụ,
màng mỏng,...
Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó chỉ có một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc cấu trúc của nó có nano không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau.
Cơ sở khoa học của công nghệ nano
Có ba cơ sở khoa học để nghiên cứu công nghệ nano.
Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử
Đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều
nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử (1 micrômét3 có khoảng 1012 nguyên tử) và có thể bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn thì các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ một chấm lượng tử có thể được coi như một đại nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như một nguyên tử.
Hiệu ứng bề mặt
Khi vật liệu có kích thước nm, các số nguyên tử nằm trên bề mặt sẽ chiếm tỉ phần đáng kể so với tổng số nguyên tử. Chính vì vậy các hiệu ứng có liên quan đến bề mặt, gọi tắt là hiệu ứng bề mặt sẽ trở nên quan trọng làm cho tính chất của vật liệu có kích thước nm khác biệt so với vật liệu ở dạng khối.
Kích thước tới hạn
Các tính chất
vật lý, hóa học của các vật liệu đều có một giới hạn về kích thước. Nếu vật liệu mà nhỏ hơn kích thước này thì tính chất của nó hoàn toàn bị thay đổi. Người ta gọi đó là kích thước tới hạn. Vật liệu nano có tính chất đặc biệt là do kích thước của nó có thể so sánh được với kích thước tới hạn của các tính chất của vật liệu. Ví dụ điện trở của một kim loại tuân theo định luật Ohm ở kích thước vĩ mô mà ta thấy hàng ngày. Nếu ta giảm kích thước của vật liệu xuống nhỏ hơn quãng đường tự do trung bình của điện tử trong kim loại, mà thường có giá trị từ vài đến vài trăm nm, thì định luật Ohm không còn đúng nữa. Lúc đó điện trở của vật có kích thước nano sẽ tuân theo các quy tắc lượng tử. Không phải bất cứ vật liệu nào có kích thước nano đều có tính chất khác biệt mà nó phụ thuộc vào tính chất mà nó được nghiên cứu.
Các tính chất khác như tính chất điện, tính chất từ, tính chất quang và các tính chất hóa học khác đều có độ dài tới hạn trong khoảng nm. Chính vì thế mà người ta gọi ngành khoa học và công nghệ liên quan là khoa học nano và công nghệ nano.
Bảng 1: Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu.
Lĩnh vực
Tính chất


Lĩnh vực
Tính chất
Độ dài tới hạn (nm)
Tính chất điện
Bước sóng điện tử
10-100
Quãng đường tự do trung bình không đàn hồi
1-100
Hiệu ứng đường ngầm
1-10
Tính chất từ
Độ dày vách đô men
10-100
Quãng đường tán xạ spin
1-100
Tính chất quang
Hố lượng tử
1-100
Độ dài suy giảm
10-100
Độ sâu bề mặt kim loại
10-100
Tính siêu dẫn
Độ dài liên kết cặp Cooper
0,1-100
Độ thẩm thấu Meisner
1-100
Tính chất cơ
Tương tác bất định xứ
1-1000
Biên hạt
1-10
Bán kính khởi động đứt vỡ
1-100
Sai hỏng mầm
0,1-10
Độ nhăn bề mặt
1-10
Xúc tác
Hình học topo bề mặt
1-10
Siêu phân tử
Độ dài Kuhn
1-100
Cấu trúc nhị cấp
1-10
Cấu trúc tam cấp
10-1000
Miễn dịch
Nhận biết phân tử
1-10

Chế tạo vật liệu nano
Vật liệu nano được chế tạo bằng hai phương pháp: phương pháp từ trên xuống (top-down) và phương pháp từ dưới lên (bottom-up). Phương pháp từ trên xuống là phương pháp tạo hạt kích thước nano từ các hạt có kích thước lớn hơn; phương pháp từ dưới lên là phương pháp hình thành hạt nano từ các nguyên tử.
Phương pháp từ trên xuống
Nguyên lý: dùng kỹ thuật
nghiềnbiến dạng để biến vật liệu có kích thước lớn về kích thước nano. Đây là các phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, có thể chế tạo được một lượng lớn vật liệu nhưng tính đồng nhất của vật liệu không cao. Trong phương pháp nghiền, vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với những viên bi được làm từ các vật liệu rất cứng và đặt trong một cái cối. Máy nghiền có thể là nghiền lắc, nghiền rung hoặc nghiền quay (còn gọi là nghiền kiểu hành tinh). Các viên bi cứng va chạm vào nhau và phá vỡ bột đến kích thước nano. Kết quả thu được là vật liệu nano không chiều (các hạt nano). Phương pháp biến dạng có thể là đùn thủy lực, tuốt, cán, ép. Nhiệt độ có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ phòng thì được gọi là biến dạng nóng, còn nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ phòng thì được gọi là biến dạng nguội. Kết quả thu được là các vật liệu nano một chiều (dây nano) hoặc hai chiều (lớp có chiều dày nm). Ngoài ra, hiện nay người ta thường dùng các phương pháp quang khắc để tạo ra các cấu trúc nano phức tạp.
Phương pháp từ dưới lên
Nguyên lý: hình thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc ion. Phương pháp từ dưới lên được phát triển rất mạnh mẽ vì tính linh động và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Phần lớn các vật liệu nano mà chúng ta dùng hiện nay được chế tạo từ phương pháp này. Phương pháp từ dưới lên có thể là phương pháp
vật lý, hóa học hoặc kết hợp cả hai phương pháp hóa-lý.
Phương pháp vật lý: là phương pháp tạo vật liệu nano từ nguyên tử hoặc
chuyển pha. Nguyên tử để hình thành vật liệu nano được tạo ra từ phương pháp vật lý: bốc bay nhiệt (đốt, phún xạ, phóng điện hồ quang). Phương pháp chuyển pha: vật liệu được nung nóng rồi cho nguội với tốc độ nhanh để thu được trạng thái vô định hình, xử lý nhiệt để xảy ra chuyển pha vô định hình - tinh thể (kết tinh) (phương pháp nguội nhanh). Phương pháp vật lý thường được dùng để tạo các hạt nano, màng nano, ví dụ: ổ cứng máy tính.
Phương pháp hóa học: là phương pháp tạo vật liệu nano từ các ion. Phương pháp hóa học có đặc điểm là rất đa dạng vì tùy thuộc vào vật liệu cụ thể mà người ta phải thay đổi kỹ thuật chế tạo cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân loại các phương pháp hóa học thành hai loại: hình thành vật liệu nano từ
pha lỏng (phương pháp kết tủa, sol-gel,...) và từ pha khí (nhiệt phân,...). Phương pháp này có thể tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano,...
Phương pháp kết hợp: là phương pháp tạo vật liệu nano dựa trên các nguyên tắc vật lý và hóa học như:
điện phân, ngưng tụ từ pha khí,... Phương pháp này có thể tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano,...
Hướng ứng dụng chung
Các cấu trúc nano có tiềm năng ứng dụng làm thành phần chủ chốt trong những dụng cụ
thông tin kỹ thuật có những chức năng mà truớc kia chưa có. Chúng có thể đuợc lắp ráp trong những vật liệu trung tâm cho điện từ và quang. Những vi cấu trúc này là một trạng thái độc nhất của vật chất có những hứa hẹn đặc biệt cho những sản phẩm mới và rất hữu dụng.
Nhờ vào kích thuớc nhỏ, những cấu trúc nano có thể đóng gói chặt lại và do đó làm tăng tỉ trọng gói (packing density). Tỉ trọng gói cao có nhiều lợi điểm: tốc độ xử lý dữ liệu và khả năng chứa thông tin gia tăng. Tỉ trọng gói cao là nguyên nhân cho những tương tác điện và từ phức tạp giữa những vi cấu trúc kế cận nhau. Đối với nhiều vi cấu trúc, đặc biệt là những
phân tử hữu cơ lớn, những khác biệt nhỏ về năng luợng giữa những cấu hình khác nhau có thể tạo được các thay đổi đáng kể từ những tương tác đó. Vì vậy mà chúng có nhiều tiềm năng cho việc điều chế những vất liệu với tỉ trọng cao và tỉ số của diện tích bề mặt trên thể tích cao, chẳng hạn như bộ nhớ (memory).
Những phức tạp này hoàn toàn chưa đuợc khám phá và việc xây dựng những kỹ thuật dựa vào những vi cấu trúc đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc khoa học căn bản tìm ẩn trong chúng. Những phức tạp này cũng mở đuờng cho sự tiếp cận với những
hệ thống không tuyến tính phức tạp mà chúng có thể phô bày ra những lớp biểu hiện (behavior) trên căn bản khác với những lớp biểu hiện của cả hai cấu trúc phân tử và cấu trúc ở quy mô micrômét.
Khoa học nano là một trong những biên giới của khoa học chưa được thám hiểm tường tận. Nó hứa hẹn nhiều phát minh kỹ thuật lý thú nhất.
Các nguyên lý và hiệu ứng dùng
Một trong những tính chất quan trọng của cấu trúc nano là sự phụ thuộc vào kích thuớc. Vật chất khi ở dạng vi thể (nano-size) có thể có những tính chất mà vật chất khi ở dang nguyên thể (bulk) không thể thấy đuợc.
Khi kích thuớc của vật chất trở nên nhỏ tới kích thuớc
nanômét, các điện tử không còn di chuyển trong chất dẫn điện như một dòng sông, mà đặc tính cơ luợng tử của các điện tử biểu hiện ra ở dạng sóng. Kích thuớc nhỏ dẫn đến những hiện tuợng luợng tử mới và tạo cho vật chất có thêm những đặc tính kỳ thú mới. Một vài hệ quả của hiệu ứng luợng tử bao gồm, chẳng hạn như:
Hiệu ứng đường hầm: điện tử có thể tức thời chuyển động xuyên qua một lớp cách điện. Lợi điểm của hiệu ứng này là các vật liệu điện tử xây dựng ở kích cỡ nano không những có thể được đóng gói dầy đặc hơn trên một chíp mà còn có thể hoạt động nhanh hơn, với ít điện tử hơn và mất ít năng luợng hơn những transistor thông thuờng.
Sự thay đổi của những tính chất của vật chất chẳng hạn như tính chất điện và tính chất quang phi tuyến (non-linear optical).
Bằng cách điều chỉnh kích thuớc, vật chất ở dạng vi mô có thể trở nên khác xa với vật chất ở dạng nguyên thể.
Thí dụ:
Chấm luợng tử, đuợc viết tắt là QD (quantum dots). Một QD là một hạt vật chất có kich thuớc nhỏ tới mức việc bỏ thêm hay lấy đi một điện tử sẽ làm thay đổi tính chất của nó theo một cách hữu ích nào đó. Do sự hạn chế về không gian (hoặc sự giam hãm) của những điện tử và lỗ trống trong vật chất (một lỗ trống hình thành do sự vắng mặt của một địên tử; một lỗ trống hoạt động như là một điện tích dương), hiệu ứng luợng tử xuất phát và làm cho tính chất của vật chất thay đổi hẳn đi. Khi ta kích thích một QD, QD càng nhỏ thì năng luợng và cuờng độ phát sáng của nó càng tăng. Vì vậy mà QD là cửa ngõ cho hàng loạt những áp dụng kỹ thuật mới.
Hiện nay liên hệ giữa tính chất của vật chất và kích thước là chúng tuân theo "định luật tỉ lệ" (scaling law). Những tính chất căn bản của vật chất, chẳng hạn như nhiệt độ nóng chảy của một
kim loại, từ tính của môt chất rắn (chẳng hạn như ferromagnetism và magnetic hysteresis), và band gap của chất bán dẫn (semiconductor) phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của tinh thể thành phần, miễn là chúng nằm trong giới hạn của kích thước nanômét. Hầu hết bất cứ một thuộc tính nào trong vật rắn đều kết hợp với môt kích thước đặc biệt, và duới kích thước này các tính chất của vật chất sẽ thay đổi.
Mối quan hệ này mở đường cho sự sáng tạo ra những thế hệ vật chất với những tính chất mong muốn, không chỉ bởi thay đổi thành phần hóa học của các cấu tử, mà còn bởi sự điều chỉnh kích thuớc và hình dạng.
Các thiết bị dùng trong việc nghiên cứu và quan sát các cấu trúc nano
Phương tiện chính đuợc dùng trong công nghệ nano là
kính hiển vi quét sử dụng hiệu ứng đường ngầm (Scanning Tunneling Microscope - STM). Nó chủ yếu bao gồm một ngòi viết cực nhỏ có thể quét trên bề mặt. Tuy nhiên, do ngòi viết này chỉ cách bề mặt của vật cần đo đạt vào khoảng vài nguyên tử và ngòi (tip) của nó có cấu trúc tinh vi (kích thuớc cỡ chừng khoảng vài phân tử hoặc nguyên tử), cho hiệu ứng cơ luợng tử xảy ra. Khi ngòi viết đuợc quét trên bề mặt, do hiệu ứng đường ngầm, các điện tử có thể vuợt qua khoảng không gian giữa bề mặt của vật liệu và đầu của ngòi viết. Kỹ thuật này làm cho một máy tính có thể xây dựng và phóng đại những hình ảnh của phân tử và nguyên tử của vật chất.
Những phương tiện dụng cụ khác bao gồm:
Molecular beam epitaxy
Molecular self-assemly
Electron microsopy
X-ray crystallography
NMR (nuclear magnetic resonance) spectroscopy
AFM (Atomic Force Microsopy)
SEM (Scanning Electron Microscopy)
TEM (Tranmission Electron Microscopy).
Điều chế vật liệu
Những kỹ thuật lắp ráp các vi cấu trúc thành những kiểu mẫu cấu trúc được thấy nhiều nhất trong lãnh vực vi điện tử. Những kỹ thuật phổ biến bao gồm
photolithography, X-ray lithography, e-beam lithography, soft lithography, solgel.
Các phương pháp tính toán
Bên cạnh thực nghiệm, việc nghiên cứu các vi cấu trúc có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phép tính lượng tử (chẳng hạn như hoá lượng tử) và mô phỏng (simulation).
Phương pháp ab initio là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
Những thí dụ bao gồm
ab initio molecular dynamics, quantum Monte Carlo, quantum mechanics, vv... Những phương pháp này đặc biệt hữu hiệu trong việc tìm hiểu tính chất của vật chất ở dạng vi mô bởi vì những vi cấu trúc chỉ chứa vài nguyên tử