Thông báo khẩn

Đoàn - Hội khoa Vật lý chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúc các Thầy Cô và các bạn giáo sinh có một ngày lễ đầy ý nghĩa và niềm vui.

Chào mừng bạn đã đến với Bản tin trực tuyến của Đoàn - Hội khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Nếu bạn muốn làm writer, vui lòng liên lạc tolamvienkhoa@yahoo.com.vn

Cùng tưởng niệm nhớ đến bạn Lê Thanh Thuý, học sinh trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TPHCM, Công dân trẻ TPHCM, đã ra đi vào lúc 18h30 ngày 2/11/2007.

Các hoạt động trong khoa đang diễn ra:
- Hội diễn văn nghệ khoa Lý năm 2007
- Giải bóng đá mini nam nữ truyền thống khoa Lý

- Hội nghị Liên Chi hội HSV khoa Vật lý'
- Hội thi "Người giáo viên vật lý tương lai" diễn ra vào lúc 13g ngày 02/12/2007 tại Giảng đường A, 222 Lê Văn Sỹ Q3

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2007

Những con tàu chìm xuống tới đâu?

Người ta thường cho rằng các con tàu đắm không chìm xuống đến đáy biển mà lơ lửng bất động ở một độ sâu nào đó, do ở đây, nước bị nén đặc tới mức không cho vật chất lọt qua. Các nhà khoa học đã chứng minh điều đó là sai lầm.Ý nghĩ rằng nước dưới sâu rất đặc cũng có một số căn cứ, bởi vì áp suất của nước dưới sâu quả thật rất lớn. Ở độ sâu 10 m, nước ép vào vật nhúng trong nó với một lực 10N trên 1cm2. Ở độ sâu 1.000 mét, lực ép đó là 1.000 N. Đại dương có những chỗ còn sâu tới mấy cây số (như vũng Marian ở Thái Bình Dương sâu trên 11 km). Qua đó có thể thấy ngay là ở những nơi sâu như thế, nước và những vật chìm trong nước phải chịu một áp suất vô cùng lớn. Nếu dìm một cái chai rỗng có đậy chặt nút xuống một nơi khá sâu rồi lại mang nó lên thì bạn sẽ thấy, áp suất của nước đã đẩy nút chai chạy tọt vào trong và chai chứa đầy nước.Qua đó, tự nhiên chúng ta sẽ nghĩ rằng có lẽ áp suất lớn như vậy nhất định sẽ dồn ép nước ở dưới sâu sát lại đến nỗi ngay những vật nặng cũng không thể dìm ở trong đó được, giống như một quả cân sắt không thể chìm trong thủy ngân vậy.Nhưng thật ra, những ý nghĩ đại loại như thế hoàn toàn sai lầm. Thí nghiệm cho biết, cũng giống như tất cả các chất lỏng nói chung, nước rất ít bị nén lại. Dưới áp suất 10N/cm2, nước chỉ bị nén lại cả thảy 1/22.000 thể tích của nó mà thôi. Và cứ mỗi lần áp suất tăng lên một lượng như vậy, thì nó cũng chỉ nén chừng ấy mà thôi.Nếu muốn nén nước đến mức để sắt không chìm ở trong nó thì cần phải tăng trọng lượng riêng của nước lên 8 lần. Thế nhưng muốn tăng trọng lượng riêng của nước dù chỉ lên 2 lần thôi, nghĩa là rút nhỏ thể tích đi một nửa, thì cần phải một áp suất 110.000 N/cm2 (với giả thuyết rằng dưới áp suất lớn như vậy, nước cũng vẫn co vì nén như đã nói ở trên). Một áp suất lớn như vậy thì chỉ ở nơi biển sâu 110 km mới có được!Từ đó có thể thấy rằng, nước dưới biển sâu hầu như không bị dồn nén lại. Ở nơi sâu nhất, trọng lượng riêng của nước cũng chỉ có thể tăng được 1.100/22.000, nghĩa là lớn hơn trọng lượng riêng của nước thường cả thảy là 1/20 hoặc 5% thôi. Mà điều này dường như không ảnh hưởng tới điều kiện nổi của các vật thể khác nhau trong đó.Hơn nữa, những vật rắn nhúng vào trong loại nước như thế cũng phải chịu áp suất ấy, do đó cũng bị nén lại. Vì vậy không còn một chút nghi ngờ gì nữa, hễ thuyền đắm là chìm một mạch xuống tận đáy biển. Hay như Gion Meray nói: “Vật nào đã chìm trong một cốc nước, tất phải chìm xuống tận đáy biển, kể cả nơi sâu nhất”.

Không có nhận xét nào: