Thông báo khẩn

Đoàn - Hội khoa Vật lý chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúc các Thầy Cô và các bạn giáo sinh có một ngày lễ đầy ý nghĩa và niềm vui.

Chào mừng bạn đã đến với Bản tin trực tuyến của Đoàn - Hội khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Nếu bạn muốn làm writer, vui lòng liên lạc tolamvienkhoa@yahoo.com.vn

Cùng tưởng niệm nhớ đến bạn Lê Thanh Thuý, học sinh trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TPHCM, Công dân trẻ TPHCM, đã ra đi vào lúc 18h30 ngày 2/11/2007.

Các hoạt động trong khoa đang diễn ra:
- Hội diễn văn nghệ khoa Lý năm 2007
- Giải bóng đá mini nam nữ truyền thống khoa Lý

- Hội nghị Liên Chi hội HSV khoa Vật lý'
- Hội thi "Người giáo viên vật lý tương lai" diễn ra vào lúc 13g ngày 02/12/2007 tại Giảng đường A, 222 Lê Văn Sỹ Q3

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2007

"Bọt biển" nhân tạo hút kim loại nặng

Vật liệu xốp này sẽ hút các kim loại nặng trong dung dịch giống như một tấm bọt biển, hứa hẹn có ích trong việc loại bỏ chất ô nhiễm khỏi nước. Sản phẩm là phát minh của các nhà khoa học Mỹ. Vật liệu này là một gel khí - một dạng xốp rắn làm từ một loại gel mà ở đó hầu hết thành phần lỏng đã được thay thế bằng khí.(Ảnh: iStockphoto)"Đó là một dạng gel khí mới được làm từ chất liệu tương tự như để làm các chất bán dẫn", giáo sư Mercouri Kanatzidis, từ Đại học Northwestern ở Illinois, cho biết.Các loại gel khí truyền thống, được làm từ silic và carbon, đã có mặt từ nhiều thập kỷ. Chúng trắng, không màu và không hấp thụ ánh sáng. Nhiều loại trong đó là các ôxit.Khác với chúng, Kanatzidis đã chế tạo các gel khí chứa những hợp chất nặng hơn, có sunfua hoặc selen thay cho ôxy khiến cho những gel khí này có các đặc tính độc nhất vô nhị. Chúng hấp thụ ánh sáng và có thể được thay đổi kết cấu từ dạng này sang dạng khác.Kanatzidis và cộng sự đặt loại gel mới này trong một dung dịch chứa các ion kim loại nhỏ hơn và những ion kim loại lớn hơn và độc hại như ion thuỷ ngân. Kết quả là gel đã hút toàn bộ thuỷ ngân khỏi dung dịch cũng như một số hợp chất hữu cơ khác."Nó rất giống như một tấm bọt biển, chỉ có điều các mặt của tấm bọt biển này rất thích các nguyên tử sunfua trong dung dịch, mà thuỷ ngân lại thích gắn với sunfua".

(Theo khoahoc.com.vn)

Không có nhận xét nào: