Thông báo khẩn

Đoàn - Hội khoa Vật lý chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúc các Thầy Cô và các bạn giáo sinh có một ngày lễ đầy ý nghĩa và niềm vui.

Chào mừng bạn đã đến với Bản tin trực tuyến của Đoàn - Hội khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Nếu bạn muốn làm writer, vui lòng liên lạc tolamvienkhoa@yahoo.com.vn

Cùng tưởng niệm nhớ đến bạn Lê Thanh Thuý, học sinh trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TPHCM, Công dân trẻ TPHCM, đã ra đi vào lúc 18h30 ngày 2/11/2007.

Các hoạt động trong khoa đang diễn ra:
- Hội diễn văn nghệ khoa Lý năm 2007
- Giải bóng đá mini nam nữ truyền thống khoa Lý

- Hội nghị Liên Chi hội HSV khoa Vật lý'
- Hội thi "Người giáo viên vật lý tương lai" diễn ra vào lúc 13g ngày 02/12/2007 tại Giảng đường A, 222 Lê Văn Sỹ Q3

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

Giới khoa học tới tấp đưa phương án chống thiên thạch

Dùng LASER, bom hạt nhân hay cử người đặt chất nổ ngay trên thiên thạch để phá vở nó… Giới khoa học tới tấp đưa phương án chống thiên thạch đụng Trái Đất.
Chuẩn bị chống thiên thạch va vào Trái Đất
NASA: Chống thiên thạch thì được, nhưng... thiếu kinh phí
Dùng tia LASER lái chệch hướng thiên thạch

Tiểu hành tinh Apophis đang nhằm hướng về Trái đất... (Ảnh minh họa từ internet)
Dùng tia LASER để phát hiện và làm chệch quĩ đạo của các vật thể vũ trụ có khả năng đâm sầm vào Trái Đất… Đó là điều mà nhóm nghiên cứu của tiến sĩ (TS) Richard Fork, thuộc Nhóm Khoa học và Kỹ thuật Laser của ĐH Alabama ở Huntsville (UAH) đang nhắm đến.
850.000 USD là số tiền mà nhóm của TS Fock được hứa hẹn tài trợ để nghiên cứu tiếp nếu mọi việc thuận lợi
Công trình nghiên cứu nói trên nhằm đạt tới hai mục đích. Thứ nhất là phát hiện tiểu hành tinh và xác định đường bay của nó; thứ hai là làm lệch quỹ đạo của nó.
Đối với mục tiêu thứ nhất, nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện hơn nữa công nghệ phát hiện vật thể vũ trụ.
Tiến sĩ Fork cho biết, không giống hành tinh, họat động của các tiểu hành tinh rất thất thường.
Các tiểu hành tinh vừa di chuyển vừa xoay tròn trong không gian theo một cách khó có thể dự đoán. Đồng thời, đường bay của chúng cũng có thể thay đổi theo thời gian… . Vì vậy, việc tìm ra một phương thức để dự báo chính xác quỹ đạo của chúng là một vấn đề rất quan trọng!
Không quan trọng sao được vì như TS. Fork giải thích thêm, người ta dự đoán quỹ đạo của các tiểu hành tinh sẽ chệch hướng khỏi Trái đất, nhưng ai biết chắc được vào khoảnh khắc cuối cùng, nó có thể thay đổi quỹ đạo bay và … đâm sầm vào Trái Đất!
Chính vì thế, nhóm nhà khoa học do TS. Fork dẩn đầu đă thiết kế một hệ thống gồm nhiều vệ tinh đặt quanh hệ Mặt trời. Hệ thống vệ tinh này trở thành một mạng lưới dò tìm, có khả năng biết được một tiểu hành tinh bất thường đang di chuyển đến đâu.
Trong trường hợp phát hiện được một vật thể đang đe dọa Trái đất thì một con tàu vũ trụ có mang hệ thống LASER sẽ được phóng lên để làm thay đổi đường bay của vật thể đó.
Ông Fork nói, hệ thống LASER đó sẽ được đặt gần một tiểu hành tinh và nó sẽ phát ra tia LASER có xung động ngắn trong khoảng thời gian 6 tháng. Điều đó đủ để làm tiểu hành tinh đó di chuyển chệch ra khỏi quĩ đạo có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất”.
Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Fork bắt nguồn từ luận án thạc sĩ của nhà nghiên cứu Blake Anderton, kỹ sư của tổng công ty Raytheon ở Huntsville. Luận án mang tên “Ứng dụng tia laser vào việc xác định đặc điểm và khắc phục tai hại của tiểu hành tinh”.
Theo tính toán trong luận văn của Anderson, các tiểu hành tinh có thể được phát hiện ở khoảng cách lên đến 93 triệu dặm – tương đương với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, hoặc 1 đõn vị thiên văn. Trong khi hiện nay, qua các đài quan sát ra đa, các nhà thiên văn chỉ có thể phát hiện các tiểu hành tinh ở khoảng cách cách Trái đất 9 triệu dặm mà thôi (khoảng 16,758 tỷ km).
Do đó về mặt lý thuyết thì LASER cho thấy ưu điểm vượt trội so với ra-đa trong lĩnh vực này.
Ông Fork nói: “Một thử thách lớn hiện nay là chúng ta chưa có 1 công nghệ hữu hiệu để phát hiện các vật thể vũ trụ từ một khoảng cách xa như thế”. Theo ông, nếu công việc nghiên cứu tiến triển tốt thì nhóm của ông có thể được tài trợ thêm 850.000 USD vào mùa hè năm nay để mở rộng nghiên cứu.
Ngay từ bây giờ, mới kịp…

Công trình nghiên cứu hệ thống LASER của UAH còn có sự góp sức của Digital Fusion, một công ty kỹ thuật ở địa phương.
Theo ông Fork, công trình nghiên cứu này không chỉ đơn thuần là vần đề khoa học và kinh doanh, mà còn nhằm giải quyết “một mối đe dọa thực sự đối với thế giới”.
Nhiều người nghĩ rằng còn tới 22 năm nữa thì Apophis mới tiến đến gần Trái Đất và thêm 7 năm nữa thì nó mới có thể va vào Trái Đất với xác suất 1/45.000, nhưng ông Fork nói rằng công nghệ LASER cần phải được hoàn thiện càng sớm càng tốt.
Ông dự báo, nếu được tài trợ đầy đủ thì chỉ cần khoảng 10 năm để thiết lập xong một mạng lưới phát hiện các vật thể vũ trụ như thiên thạch, tiểu hành tinh... có khả năng đâm vào Trái Đất.
Cùng với hệ thống cảnh báo trên, là những tàu vũ trụ mang theo thiết bị phát tia LASER có khả năng làm chệnh quỹ đạo của các tiều hành tinh trong vũ trụ.
Theo ông, những phương án làm chệch hướng các tiểu hành tinh nguy hiểm nên được thực hiện càng sớm càng sớm, vì nếu chậm trễ thì e rằng không còn đủ thời gian để đối phó.
Bắn vở hay lái chệch: Phương án nào khả thi…?
Nhiều nhóm nhà khoa học khác đang tính đến các phươngán khác nhau để chống lại vật thể vũ trụ,
Cho dù có đưa phi hành gia lên tiểu hành tinh để dùng chất nổ phá hủy nó thì rủi ro vẫn rất lớn... (Ảnh minh họa)
từ việc phóng đầu đạn hạt nhân vào tiểu hành tinh cho đến việc đưa một nhóm nhà phi hành lên tiểu hành tinh để đặt chất nổ nhằm phá hủy nó.
Thê nhưng TS Richard Fork không tin những án như trên là khả thi!
Những phương án đó sẽ làm phát sinh nhiều khó khăn. Ví dụ, sử dụng vũ khí hạt nhân có nghĩa là phải vận chuyển vũ khí đó và phóng nó đi. Điều đó sẽ làm nảy sinh vấn đề về an toàn. Đồng thời, khi vũ khí hạt nhân làm nổ tung tiểu hành tinh thì những mảnh vỡ của nó vẫn có thể rất nguy hiểm cho Trái Đất.
Khi đó, nhân lọai lại phải đối phó với nhiều mối đe dọa từ nhiều mảnh vỡ khác nhau, chứ không chỉ một mối đe dọa như ban đầu nữa.
Thế còn việc đưa một nhóm phi hành gia tiến hành "điệp vụ" đổ bộ xuống tiểu hành tinh và tìm cách phá vở nó thì TS Fork lại cáng nghi ngờ hơn nữa tính khả thi của phương án này.
Ông nói, dù cho có một phi hành đoàn can đảm và tài giỏi đi chăng nữa thì phương án này vẫn chứa đựng rủi ro lớn và có thể thất bại.
Mặt khác, phương án này sẽ rất tốn kém vì không thể cứ mỗi lần có mối de dọa thì nhân loại lại phải cử người để tiến hành ... một "điệp vụ" như thế!
(Tổng hợp từ internet)

Không có nhận xét nào: