Thông báo khẩn

Đoàn - Hội khoa Vật lý chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chúc các Thầy Cô và các bạn giáo sinh có một ngày lễ đầy ý nghĩa và niềm vui.

Chào mừng bạn đã đến với Bản tin trực tuyến của Đoàn - Hội khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Nếu bạn muốn làm writer, vui lòng liên lạc tolamvienkhoa@yahoo.com.vn

Cùng tưởng niệm nhớ đến bạn Lê Thanh Thuý, học sinh trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TPHCM, Công dân trẻ TPHCM, đã ra đi vào lúc 18h30 ngày 2/11/2007.

Các hoạt động trong khoa đang diễn ra:
- Hội diễn văn nghệ khoa Lý năm 2007
- Giải bóng đá mini nam nữ truyền thống khoa Lý

- Hội nghị Liên Chi hội HSV khoa Vật lý'
- Hội thi "Người giáo viên vật lý tương lai" diễn ra vào lúc 13g ngày 02/12/2007 tại Giảng đường A, 222 Lê Văn Sỹ Q3

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2007

Tạo ra 'siêu chuột' trong phòng thí nghiệm

Những con chuột biến đổi gene chạy nhanh gấp đôi so với bình thường, sống lâu hơn và cũng sinh nở muộn hơn vừa được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Mỹ.
Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Reserve Case Western ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ.
Số chuột trên ra đời để phục vụ việc nghiên cứu ảnh hưởng của tác nhân hoá sinh học lên cơ chế trao đổi chất, từ đó giúp các nhà khoa học hiểu được bệnh tật và sức khoẻ con người.
Các thử nghiệm cho thấy những con vật biến đổi gene này có thể chạy tới 6 kilomét với tốc độ 20 mét mỗi phút trên máy chạy, và liên tục trong 6 tiếng.
"Cơ chế chuyển hoá của chúng tương tự như Lance Armstrong trên chiếc xe đạp, với việc sử dụng chủ yếu các axit béo để sinh năng lượng và tạo ra rất ít axit lăctic - một axit độc cho cơ thể", giáo sư Richard Hanson, tác giả của báo cáo cho biết.
"Trong cơ của các con chuột này có nhiều ty thể hơn hẳn (ty thể là những động cơ tí hon trong tế bào, giúp sản sinh năng lượng). Vì lý do nào đó, số lượng ty thể của những con này nhiều gấp khoảng 10 lần so với những con cùng lứa", ông nói.
Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy chuột chuyển gene ăn nhiều gấp đôi đồng loại, nhưng cũng nặng hơn gấp đôi. Ngoài ra, chúng có thể lùi tuổi sinh sản đến năm lên 3 - tương đương với một phụ nữ 80 tuổi sinh con.
Có ý kiến chỉ trích cho rằng nghiên cứu này và những công trình tương tự trên chuột có thể mở màn cho việc lạm dụng trong phòng thí nghiệm, chẳng hạn tạo ra các liệu pháp gene để cải thiện sức chạy của vận động viên.
Tuy nhiên, giáo sư Hanson phủ nhận quan điểm này. "Ở thời điểm hiện nay, việc đưa gene vào cơ là không thể. Nó vô đạo đức. Và tôi không nghĩ rằng người ta sẽ muốn làm điều đó. Chúng tôi cũng nhận thấy những con vật biến đổi gene khá hung hăng".
Các chuyên gia cho biết công trình này có thể giúp họ hiểu hơn những tình trạng của con người, chẳng hạn những lúc người ta dễ lãng phí cơ bắp của mình.
Thuận An (theo BBC)

Không có nhận xét nào: